Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
170779

Cuộc sống mới của người Mông nơi “cổng trời” Mường Lát

Ngày 06/11/2017 09:54:19

Cung đường lên với “cổng trời” Mường Lát là những dốc quanh co, nhiều cua gấp, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm. Sáng sớm, trời Mường Lát ngập chìm trong sương mù bịt kín lối đi. Xe chúng tôi “lao” qua màn sương đã thấy nắng chói chang trước tấm kính chắn gió.

Cung đường lên với “cổng trời” Mường Lát là những dốc quanh co, nhiều cua gấp, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm. Sáng sớm, trời Mường Lát ngập chìm trong sương mù bịt kín lối đi. Xe chúng tôi “lao” qua màn sương đã thấy nắng chói chang trước tấm kính chắn gió.
59264201_1495679489.jpg
Mường Lát hiện ra với núi đồi trùng điệp, bản làng với những ngôi nhà sàn mọc san sát giữa lưng chừng núi nằm ẩn dưới những nương sắn, đồi ngô, ruộng lúa bậc thang xanh ngút ngàn vươn mình đón nắng. Xa xa, tiếng trẻ em nô đùa ríu rít, tiếng mõ trâu lách cách gọi nhau về... tất cả minh chứng cho một cuộc sống ấm no đang hiện hữu trên mỗi bản làng vùng cao xứ Thanh.

Có đi mới cảm nhận hết niềm vui, sự đổi thay của đồng bào Mông nơi “cổng trời” đầy nắng gió. Đồng bào Mông ở huyện Mường Lát trước đây đều thuộc diện đặc biệt khó khăn nay rất phấn khởi bởi nhận được sự quan tâm đầu tư có hiệu quả từ các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước, cùng với sự nỗ lực của người dân đã làm thay đổi căn bản bộ mặt miền núi. Sự nghèo khó đang từng bước được đẩy lùi, thay vào đó là sức sống mới đang dần hiện hữu.

Đến thăm bản Khằm 2, xã Trung Lý, nơi có hơn 50 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Thấp thoáng dưới tán cây xanh là những ngôi nhà kiên cố, khang trang; nương lúa, đồi ngô căng trĩu hạt; nhiều trẻ em tung tăng cắp sách tới trường... Trưởng bản Giàng Seo Vãng vui vẻ cho biết: Nhờ những chính sách thiết thực đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển kinh tế, giờ đây bản ta không còn thiếu ăn như xưa nữa. Cảm ơn Đảng, Nhà nước đã mang đến cuộc sống no ấm cho bà con dân bản.

Trong những năm qua, tỉnh và huyện Mường Lát đặc biệt quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào nơi đây, từ việc ổn định dân cư, khơi dậy tinh thần làm chủ, ý thức tự lực, tự cường của nhân dân. Tiếp đến là đầu tư phát triển sản xuất, hướng dẫn đồng bào kiến thiết nương rẫy, khai hoang ruộng lúa nước và đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào; tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội và xây dựng thôn bản văn hóa mới...

Rời Trung Lý, chúng tôi đến xã Pù Nhi, nơi có hơn 1.000 hộ dân với gần 5.000 nhân khẩu, có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 74,5%. Những năm trước đây, nhắc đến Pù Nhi, có thể nghĩ đến một xã vùng cao, biên giới đầy gian khó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào gặp rất nhiều khó khăn, cái đói nghèo luôn rình rập với mỗi người dân nơi đây.

Giờ đây, Pù Nhi đang vươn mình trỗi dậy, bằng sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc trong xã tích cực tăng gia, sản xuất; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình. Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những diện tích lúa nương kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng ngô lai năng suất 30-40 tạ/ha; mô hình trồng lúa nước vụ mùa, chăn nuôi gà thịt đen tại bản Na Tao, nuôi dê tại bản Cơm... Từ một xã mỗi năm thiếu hàng chục tấn lương thực, đến nay Pù Nhi không chỉ bảo đảm an ninh lương thực mà còn sản xuất theo hướng hàng hóa; đã chủ động nhân rộng mô hình trồng lúa nước lên 75,8 ha, 270 ha lúa rẫy; 350 ha ngô lai; 55 ha sắn; tổng đàn gia súc hơn 4.000 con, đàn gia cầm 9.000 con, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm...

Bên cạnh sự nỗ lực của người dân trong xã phải nói đến hiệu quả từ các chương trình, dự án, các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đầu tư, như: Nghị quyết 30a, Chương trình 134, 135, Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới... Đến nay, người dân trong xã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, được sử dụng điện lưới quốc gia, 98% số trẻ được đến trường đúng độ tuổi, tỷ lệ phòng học các cấp được kiên cố hóa đạt 80%; trạm y tế xã được đầu tư xây dựng khang trang với đội ngũ cán bộ đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; tình trạng di cư tự do giảm đáng kể trong những năm gần đây; tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định...

Cùng với phát triển kinh tế, Pù Nhi luôn chú trọng đến công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; nâng cao các hoạt động văn hóa, thể thao. Xã đã khai trương được 10 bản văn hóa, 1 cơ quan văn hóa và công nhận lại 2 làng văn hóa cấp huyện. Tiếp tục thực hiện hiệu quả nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông...

Thăm bản Poom Khuông, xã Tam Chung nơi có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Ở đây, diện tích tự nhiên 99,4 ha, có 64 hộ với 302 nhân khẩu. Nhằm giúp người dân bản Poom Khuông thoát nghèo, ổn định cuộc sống, những năm qua, huyện Mường Lát đã triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế của Chính phủ như Chương trình 30a, 134, 135, dự án hỗ trợ sản xuất vùng đồng bào Mông, các chính sách an sinh xã hội... đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của bản Pom Khuông phát triển. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân trong bản đã đầu tư hiệu quả vào các dự án cây trồng, vật nuôi; tổng đàn gia súc hiện nay của bản có hàng trăm con trâu, bò, dê, lợn và hàng ngàn con gia cầm khác. Nhân dân trong bản cũng tập trung đẩy mạnh công tác trồng rừng, đến nay đã có 73 ha rừng trồng, bình quân đạt 1,14 ha rừng/hộ, qua đó giúp đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Cùng với phát triển chăn nuôi, nhân dân trong bản còn mở rộng diện tích sản xuất lúa nước lên 12,3 ha, cơ bản đáp ứng lương thực phục vụ đời sống. Với hướng đi đúng, đã thúc đẩy kinh tế của bản tăng trưởng hàng năm đạt 8,6%, tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm từ 3-5%, 100% con em trong độ tuổi đều đến trường, 73,43% gia đình đạt văn hóa; mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2017 đạt bản nông thôn mới...

Ở huyện Mường Lát, đồng bào dân tộc Mông có khoảng 2.800 hộ với hơn 15.000 nhân khẩu. Thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đồng bào Mông phát triển sản xuất, đời sống cùng nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng... Đặc biệt, Dự án “ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào Mông huyện Mường Lát” đã làm thay đổi nhiều bản làng, cuộc sống đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Mông nói riêng. Đến nay, đã xây dựng và đưa vào sử dụng gần 3.000 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, 22 trung tâm cụm xã, trên 200 công trình nước sinh hoạt tập trung cho thôn, bản; trên 22.000 hộ dân được sử dụng nước sạch; 100% số xã trong vùng khó có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% số xã và trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; hỗ trợ 30.758 hộ đồng bào dân tộc thiểu số làm nhà ở; 2.107 hộ nghèo được hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi...

Ông Phạm Bá Điểm, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết: trong những năm tới, huyện tập trung sắp xếp lại dân cư, đất đai hợp lý để đồng bào dân tộc Mông có đất ở, đất sản xuất; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, chú trọng đưa các mô hình phát triển kinh tế mang tính bền vững bằng những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; đồng thời triển khai đồng bộ các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng..., góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, để cuộc sống đồng bào Mông ngày càng ổn định bền vững.

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Trung Lý (Mường Lát) hướng dẫn đồng bào Mông phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Xuân Minh - Báo Thanh Hóa

Cuộc sống mới của người Mông nơi “cổng trời” Mường Lát

Đăng lúc: 06/11/2017 09:54:19 (GMT+7)

Cung đường lên với “cổng trời” Mường Lát là những dốc quanh co, nhiều cua gấp, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm. Sáng sớm, trời Mường Lát ngập chìm trong sương mù bịt kín lối đi. Xe chúng tôi “lao” qua màn sương đã thấy nắng chói chang trước tấm kính chắn gió.

Cung đường lên với “cổng trời” Mường Lát là những dốc quanh co, nhiều cua gấp, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm. Sáng sớm, trời Mường Lát ngập chìm trong sương mù bịt kín lối đi. Xe chúng tôi “lao” qua màn sương đã thấy nắng chói chang trước tấm kính chắn gió.
59264201_1495679489.jpg
Mường Lát hiện ra với núi đồi trùng điệp, bản làng với những ngôi nhà sàn mọc san sát giữa lưng chừng núi nằm ẩn dưới những nương sắn, đồi ngô, ruộng lúa bậc thang xanh ngút ngàn vươn mình đón nắng. Xa xa, tiếng trẻ em nô đùa ríu rít, tiếng mõ trâu lách cách gọi nhau về... tất cả minh chứng cho một cuộc sống ấm no đang hiện hữu trên mỗi bản làng vùng cao xứ Thanh.

Có đi mới cảm nhận hết niềm vui, sự đổi thay của đồng bào Mông nơi “cổng trời” đầy nắng gió. Đồng bào Mông ở huyện Mường Lát trước đây đều thuộc diện đặc biệt khó khăn nay rất phấn khởi bởi nhận được sự quan tâm đầu tư có hiệu quả từ các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước, cùng với sự nỗ lực của người dân đã làm thay đổi căn bản bộ mặt miền núi. Sự nghèo khó đang từng bước được đẩy lùi, thay vào đó là sức sống mới đang dần hiện hữu.

Đến thăm bản Khằm 2, xã Trung Lý, nơi có hơn 50 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Thấp thoáng dưới tán cây xanh là những ngôi nhà kiên cố, khang trang; nương lúa, đồi ngô căng trĩu hạt; nhiều trẻ em tung tăng cắp sách tới trường... Trưởng bản Giàng Seo Vãng vui vẻ cho biết: Nhờ những chính sách thiết thực đã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển kinh tế, giờ đây bản ta không còn thiếu ăn như xưa nữa. Cảm ơn Đảng, Nhà nước đã mang đến cuộc sống no ấm cho bà con dân bản.

Trong những năm qua, tỉnh và huyện Mường Lát đặc biệt quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào nơi đây, từ việc ổn định dân cư, khơi dậy tinh thần làm chủ, ý thức tự lực, tự cường của nhân dân. Tiếp đến là đầu tư phát triển sản xuất, hướng dẫn đồng bào kiến thiết nương rẫy, khai hoang ruộng lúa nước và đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào; tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội và xây dựng thôn bản văn hóa mới...

Rời Trung Lý, chúng tôi đến xã Pù Nhi, nơi có hơn 1.000 hộ dân với gần 5.000 nhân khẩu, có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 74,5%. Những năm trước đây, nhắc đến Pù Nhi, có thể nghĩ đến một xã vùng cao, biên giới đầy gian khó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào gặp rất nhiều khó khăn, cái đói nghèo luôn rình rập với mỗi người dân nơi đây.

Giờ đây, Pù Nhi đang vươn mình trỗi dậy, bằng sự nỗ lực của đồng bào các dân tộc trong xã tích cực tăng gia, sản xuất; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình. Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó là những diện tích lúa nương kém hiệu quả được chuyển đổi sang trồng ngô lai năng suất 30-40 tạ/ha; mô hình trồng lúa nước vụ mùa, chăn nuôi gà thịt đen tại bản Na Tao, nuôi dê tại bản Cơm... Từ một xã mỗi năm thiếu hàng chục tấn lương thực, đến nay Pù Nhi không chỉ bảo đảm an ninh lương thực mà còn sản xuất theo hướng hàng hóa; đã chủ động nhân rộng mô hình trồng lúa nước lên 75,8 ha, 270 ha lúa rẫy; 350 ha ngô lai; 55 ha sắn; tổng đàn gia súc hơn 4.000 con, đàn gia cầm 9.000 con, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm...

Bên cạnh sự nỗ lực của người dân trong xã phải nói đến hiệu quả từ các chương trình, dự án, các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đã đầu tư, như: Nghị quyết 30a, Chương trình 134, 135, Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới... Đến nay, người dân trong xã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, được sử dụng điện lưới quốc gia, 98% số trẻ được đến trường đúng độ tuổi, tỷ lệ phòng học các cấp được kiên cố hóa đạt 80%; trạm y tế xã được đầu tư xây dựng khang trang với đội ngũ cán bộ đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; tình trạng di cư tự do giảm đáng kể trong những năm gần đây; tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định...

Cùng với phát triển kinh tế, Pù Nhi luôn chú trọng đến công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị; nâng cao các hoạt động văn hóa, thể thao. Xã đã khai trương được 10 bản văn hóa, 1 cơ quan văn hóa và công nhận lại 2 làng văn hóa cấp huyện. Tiếp tục thực hiện hiệu quả nếp sống văn hóa trong tang lễ đồng bào Mông...

Thăm bản Poom Khuông, xã Tam Chung nơi có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Ở đây, diện tích tự nhiên 99,4 ha, có 64 hộ với 302 nhân khẩu. Nhằm giúp người dân bản Poom Khuông thoát nghèo, ổn định cuộc sống, những năm qua, huyện Mường Lát đã triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế của Chính phủ như Chương trình 30a, 134, 135, dự án hỗ trợ sản xuất vùng đồng bào Mông, các chính sách an sinh xã hội... đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của bản Pom Khuông phát triển. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân trong bản đã đầu tư hiệu quả vào các dự án cây trồng, vật nuôi; tổng đàn gia súc hiện nay của bản có hàng trăm con trâu, bò, dê, lợn và hàng ngàn con gia cầm khác. Nhân dân trong bản cũng tập trung đẩy mạnh công tác trồng rừng, đến nay đã có 73 ha rừng trồng, bình quân đạt 1,14 ha rừng/hộ, qua đó giúp đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Cùng với phát triển chăn nuôi, nhân dân trong bản còn mở rộng diện tích sản xuất lúa nước lên 12,3 ha, cơ bản đáp ứng lương thực phục vụ đời sống. Với hướng đi đúng, đã thúc đẩy kinh tế của bản tăng trưởng hàng năm đạt 8,6%, tỷ lệ hộ nghèo giảm hằng năm từ 3-5%, 100% con em trong độ tuổi đều đến trường, 73,43% gia đình đạt văn hóa; mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2017 đạt bản nông thôn mới...

Ở huyện Mường Lát, đồng bào dân tộc Mông có khoảng 2.800 hộ với hơn 15.000 nhân khẩu. Thời gian qua, huyện đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đồng bào Mông phát triển sản xuất, đời sống cùng nhiều chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng... Đặc biệt, Dự án “ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào Mông huyện Mường Lát” đã làm thay đổi nhiều bản làng, cuộc sống đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Mông nói riêng. Đến nay, đã xây dựng và đưa vào sử dụng gần 3.000 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, 22 trung tâm cụm xã, trên 200 công trình nước sinh hoạt tập trung cho thôn, bản; trên 22.000 hộ dân được sử dụng nước sạch; 100% số xã trong vùng khó có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% số xã và trên 95% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; hỗ trợ 30.758 hộ đồng bào dân tộc thiểu số làm nhà ở; 2.107 hộ nghèo được hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi...

Ông Phạm Bá Điểm, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết: trong những năm tới, huyện tập trung sắp xếp lại dân cư, đất đai hợp lý để đồng bào dân tộc Mông có đất ở, đất sản xuất; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, chú trọng đưa các mô hình phát triển kinh tế mang tính bền vững bằng những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; đồng thời triển khai đồng bộ các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng..., góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, để cuộc sống đồng bào Mông ngày càng ổn định bền vững.

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Trung Lý (Mường Lát) hướng dẫn đồng bào Mông phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Xuân Minh - Báo Thanh Hóa